Trước hết mạ là phương pháp kiến tạo bề mặt sản phẩm bằng những nguyên liệu hay hợp kim khác.
Nhiệm vụ chính của lớp mạ là bảo vệ bề mặt , chống lại những tác động bên ngoài lên bề mặt sản phẩm nhằm nâng cao tuổi thọ và trang trí bề mặt theo nhu cầu thực tế.
Với phương pháp xi mạ điện truyền thống (electro plating) như mạ đồng ,kẻm ,crom, niken ….tuy củng tạo ra lớp mạ bắt mắt, giá thành rẻ , nhưng hàm chứa trong lớp mạ các chất độc hại cho con người và cho môi trường .
Đồng thời để kiến tạo một lớp mạ đạt chất lượng cao hơn , không bị tác động bởi không khí và các tạp chất trong quá trình mạ , người ta đã phát minh ra phương pháp mới có khả năng trừ độc hại thay thế cho phương pháp điện giải truyền thống đó là công nghệ xi mạ chân không hay mạ PVD.
Chỉ có mạ PVD mới tạo ra lớp xi mạ đồng nhất , đáp ứng được ý muốn đặt ra và nó phải diễn ra trong môi trường chân không hay plasma. Đồng thời Phương pháp mạ chân không là một phương pháp xi mạ sạch, thân thiện vơi môi trường , loại bỏ yếu tố độc hại ( đặc biệt là hàm lượng chì – yếu tố dẫn tới hàng loạt bệnh hiểm nghèo cho con người).
Ngoài ra so với lớp mạ thông thường thì xi mạ PVD có những ưu việt mà chỉ có PVD mới đáp ứng được đó là : Tăng độ cứng , giảm ma sát bề mặt , kháng mài mòn, tăng độ bám dính …. Đặc biệt là với công nghệ mạ điện truyền thống thì mạ sản phẩm chất liệu Inox là cả một vấn đề lớn nhưng với PVD thì lại là công nghệ tối ưu dành cho nghành inox thời thượng, nó sinh ra là để phục vụ mạ những mặt hàng inox.
Qua những trãi nghiệm thực tế chúng tôi đã có những phân tích và đánh giá những ưu việt vượt trội mà cho đến thời điểm này chưa có công nghệ nào tối ưu hơn .Do vậy với xu thế thời gian thì PVD là không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực và bắt buộc phải dùng công nghệ PVD nếu không muốn tụt hậu .